Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

Y Thuật và Y Dược của người thầy thuốc trong tiểu thuyết Kim Dung


Y Thuật và Y Dược của người thầy thuốctrong tiểu thuyết Kim Dung

                                                                                        Thu Phan

Người hành hiệp trên giang hồ có cuộc sống của một chiến binh có nghĩa là trong cuộc đời của họ luôn đối mặt với thương tích, bệnh tật và cả cái chết. Trong giao đấu, họ có thể bị đâm một nhát kiếm thủng bụng, hay một chưởng dập phổi. Trong khi đi chơi cũng có thể bị một ám khí lấy mất mạng. Thậm chí lúc ăn, lúc ngủ cũng có thể bị ám toàn bằng độc chất. Bởi thế cho nên trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung luôn có hình ảnh của người thầy thuốc. Đó có thể là vị chưởng môn của một môn phái, cũng có thể là một người luyện võ đã thành danh kèm thêm ngón nghề chữa bệnh để tự cứu mình, cứu bạn bè hay đệ tử của mình. Nhưng người thầy thuốc nổi bật nhất trong các tiểu thuyết của Kim Dung chính là thần y Bình Nhất Chỉ trong kho tiểu thuyết “Tiếu ngạo giang hồ” và tiên y Hồ Thanh Ngưu trong “Ỷ thiên đồ long ký”.

Tại Việt Nam, người được mệnh danh là nhà Kim Dung học là nhà văn Vũ Đức Sao Biển. Khi viết bình luận về các nhân vật trong tiểu thuyết Kim Dung đã đề cập đến người thầy thuốc mang tên Bình Nhất Chỉ, với danh xưng “Sát nhân danh y”. Theo tôi, đây là vị thầy thuốc tài ba về y thuật, đơn cử chỉ cần cầm tay bắt mạch là biết ngay anh chàng Lệnh Hồ Xung bị bảy luồng chân khí dị chủng hành hạ, nhưng quái đản về y đức, cứu một người thì phải giết ngay một người. Tuy nhiên đây cũng là một vị Thầy thuốc đầy trách nhiệm và vô cùng tự trọng nghề nghiệp. Bằng chứng là khi không chữa được bệnh cho Lệnh Hồ Xung ông đã không ngần ngại vặn đứt kinh mạch của mình để tự sát.

Đọc “Kim Dung giữa đời tôi” quyển trung, chương 17 ta mới thấy rõ sự hứng thú cao độ của nhà văn, nhà giáo, nhà viết nhạc kiêm luật sư Vũ Đức Sao Biển. Riêng tôi, tôi thích thú hơn về một nhân vật có một nổi đam mê nghề nghiệp vô tận, có một nghệ thuật chữa bệnh uyên bác và trên hết là một tình yêu vô cùng thủy chung. Đó chính là tiên y Hồ Thanh Ngưu trong bộ Ỷ thiên đồ long ký.

Hồ Thanh Ngưu hồi còn trẻ đã gia nhập Minh giáo học võ nghệ nhưng lại chuyên nghiên cứu về y thuật. Ông một đời say mê y thuật. Nhiều bệnh ngỡ là bó tay đến ông đều chữa khỏi. Sở trường của ông là điều trị những bệnh trúng độc chất. Người đời

tôn ông là Y tiên. Chữa bệnh đạt đến chữ “Tiên” tức là đã đạt đến chỗ tuyệt diệu của y thuật. Ông kết bạn trăm năm với sư muội của mình tên Vương Nạn Cô. Vị cô nương này ngoài võ thuật lại đam mê nghiên cứu độc thuật. Chẳng bao lâu tài nghệ sử dụng độc chất của Nạn Cô thần diệu vô song. Trên đời chẳng ai bì kịp vượt cả thầy dạy mình.Vì thế người đời tặng cho danh hiệu “Độc tiên”. Sử dụng độc chất mà được tôn xưng là tiên thì quả thật hiếm có. Cả hai người sau khi nên vợ thành chồng sống ở một thung lũng có nhiều hoa và đặc biệt  có vô số các loại bướm nên thung lũng này gọi là Hồ Điệp Cốc. Họ rất yêu nhau. Hồ Thanh Ngưu vốn tính rất chiều chuộng sư muội cũng là vợ mình, không bao giờ dám làm phật ý nàng. Nhưng bi kịch của cuộc đời chính là sự trái ngành nghề của nhau. Vương Nạn Cô chuyên hạ độc còn Hồ Thanh Ngưu thì làm công việc ngược lại, chuyên cứu sống cho những người bị trúng độc. Tài phóng độc của Vương Nạn Cô đã đến mức thần sầu do đó, người lâm nạn nếu không được Tiên y cứu chữa thì chỉ có chết. Với y thuật cao minh và tính đam mê  nghề nghiệp nên hầu hết các nạn nhân của Độc tiên đều được Y tiên chữa khỏi. Lâu dần tạo nên mâu thuẫn giữa hai người. Người vợ tự ái cho rằng như thế Y tiên giỏi hơn Độc tiên nên Nạn Cô rời khỏi Hồ Điệp Cốc đồng nghĩa với rời bỏ Hồ Thanh Ngưu để hành hiệp một mình và trau dồi độc thuật với rời bỏ Hồ Thanh Ngưu để hành hiệp một mình và trau dồi độc thuật. Vì quá yêu vợ và sợ người mình yêu giận hờn, tự ái nên Hồ Thanh Ngưu quyết không chữa cho những ai bị vợ mình hạ độc. Nhưng trời cao đất dày trên đời biết ai là kẻ do vợ mình hạ độc và ai là kẻ bị người khác hạ độc để mà tránh thì thật vô cùng khó khăn. Vì thế ông lập trọng thể “Hễ người nào không ở trong Minh giáo thì dù thấy chết cũng không cứu chữa”. Vì ông cho rằng Nạn Cô là người Minh giáo thì sẽ không hại người cùng giáo phái. Như thế ắt tránh khỏi làm mếch lòng người mình yêu. Và kể từ đó ông có biệt danh “Kiến tử bất cứu” Thấy người đang hấp hối mà không cứu chỉ áp dụng cho người ngoài Minh giáo. Mặc dù cẩn thận như thế nhưng Hồ Thanh Ngưu vẫn đôi lần bị hố vì tài hạ độc của hiền thê quá thần diệu vô hình vô tướng nên Hồ Thanh Ngưu không biết là do vợ mình, cứ dày công nghiên cứu chữa trị cho kỳ hết và vì thế tình phu thê càng ngày càng tổn hại. Cũng vì lời thề không chữa cho người ngoài Minh giáo nên Hồ Thanh Ngưu đã gặp một tai họa khủng khiếp. Một ngày nọ có hai vợ chồng là chủ nhân đảo Linh Xà ngoài Đông Hải. Người chồng chính là Ngân Diệp tiên sinh và người vợ là Kim Hoa bà bà tìm đến Hồ Điệp Cốc với lễ vật chu đáo mong được chữa trị vì cả hai đều trúng độc chưỡng. Hồ Thanh Ngưu xem bệnh và đoán trúng phóc bệnh lý hai người. “Hai vị trúng độc không giống nhau. Lão Đảo chủ thì không thuốc gì chữa nổi song vẫn sống vài năm nữa. Lão phụ nhân trúng độc không sâu nên có thể dùng nội lực bản thân tự hóa giải”. Biết là biết rõ như thế nhưng không chịu chữa vì là người ngoài Minh giáo. Quả nhiên

hai năm sau lão đảo chủ tạ thế còn lão phu nhân tức Kim Hoa bà bà khỏi bệnh để rồi một ngày kia tìm đến Hồ Điệp Cốc trả thù vô cùng độc ác.
Cũng nên biết thêm Hồ Thanh Ngưu chính là người thầy dạy y thuật cho Trương Võ Kỵ và cũng đồng thời giúp Vô Kỵ kéo dài cuộc sống cho đến khi có cơ duyên luyện được Cửu dương thần công để tự chữa lành nội thương cũng như đẩy được Huyền Minh thần chưởng ra khỏi kinh mạch.

Về chuyện Hồ Thanh Ngưu chữa trị cho Trương Vô Kỵ cũng là một tình cờ thú vị. Trương Vô Kỵ vốn là cháu ngoại của Thiên Ưng giáo chủ Hân Thiên Chính là một giáo phái tách ra từ Minh Giáo nhưng lại là người của Võ Đang được Thường Ngộ Xuân một người Minh Giáo vì chịu ơn của trưởng môn phái Võ Đang Trương Tam Phong nên tình nguyện đưa Vô Kỵ đến Điệp Cốc cầu cứu Hồ Thanh Ngưu xin được chữa trị. Lúc đầu, Hồ Thanh Ngưu không chịu chữa trị nhưng khi biết Vô Kỵ trúng Huyền Minh thần chưởng rất hiếm thấy trên giang hồ làm kích thích tò mò của tiên y muốn thử tài nghệ của mình có kéo dài mạng sống bệnh nhân quá hai năm không? Ngoài ra nhờ tính khí khái ngay thẳng kèm theo sự thông minh tuyệt đỉnh của Vô Kỵ mà Hồ Thanh Ngưu đã không những toàn tâm toàn ý chữa trị cho Vô Kỵ mà còn truyền đạt tất cả các kiến thức về y lý của mình cho người bệnh trẻ tuổi này. Và khi bị Kim Hoa bà bà truy sát, Hồ Thành Ngưu đã không ngần ngại trao hết sách vở y thuật với mong ước Vô Kỵ thay mình truyền lại cho đời.

Mặc dù khéo léo ngụy trang cho cuộc chạy trốn bằng hai ngội mộ nơi Hồ Điệp Cốc. Nhưng cuối cùng hai vợ chồng Hồ Thanh Ngưu và Vương Nạn Cô đã chết thảm dưới tay của Kim Hoa bà bà. Có một điều an ủi là trong lúc sống có những chuyện xích mích làm hai người không bằng lòng nhau nhưng trong hoạn nạn, họ cùng nhau đối phó với kẻ thù cho đến chết. Điều đó nói lên tình yêu thủy chung giữa hai người và cũng biện luận được vấn đề “kiến tử bất cứu” như Hồ Thanh Ngưu đã từng nói với Trương Vô Kỵ “ta biết rằng vì không chịu trị thương giải độc mà đã chuốc lấy không ít oán thù, nhưng tình phu thê sâu nặng ta không thể vì người ngoài mà làm cho tình nghĩa đó bị tổn thương”.

Ôi cao đẹp thay cho những ai có được một mối tình thủy chung đến thế, nhưng oái ăm thay cái giá của sự thủy chung này là cái chết của hai người. Cho dù cả hai đã chuẩn bị một cuộc đào tẩu khi biết tin Kim Hoa bà bà sẽ tìm đến để trả thù. Mặc dù cả hai đã ngụy trang khéo léo cho chuyến ra đi kể cả việc tạo dựng hai ngôi mộ giả nơi Hồ Điệp


Cốc, nhưng cái chết vẫn đến với hai vợ chồng họ vì kẻ thủ ác quá tinh khôn và vô cùng độc ác.

Mấy ngày sau trên đường đến Quang Minh đỉnh để tìm cha cho Dương Bất Hối theo lời trăn trối của Kỷ Hiểu Phù. Trương Vô Kỵ đã nhận ra hai xác chết treo trên một cành cây trong một khu rừng không xa Điệp Cốc là bao, không ai khác hơn chính là xác của đôi vợ chồng Y tiên Hồ Thanh Ngưu và Độc tiên Vương Nạn Cô đã làm dấu chấm hết cho một mối tình đẹp nhưng bi thảm!

CÁI CHẾT CỦA THẦN Y HOA ĐÀ VÀ BỆNH LÝ NHỨC ĐẦU CỦA TÀO THÁO


CÁI CHẾT CỦA THẦN Y HOA ĐÀ
VÀ BỆNH LÝ NHỨC ĐẦU CỦA TÀO THÁO

                                                                                                      BS Thu Phan  

Hoa Đà tự là Nguyện Hóa, người Tiêu Quận, Tỉnh An Huy (thuộc nước Bái). Ông sinh năm 141 (có tài liệu nói khác hơn) và mất năm 208 sau công nguyên. Ông sinh ra và lớn lên vào thời hậu Hán, lúc nhà Hán suy vong giặc giả khắp nơi sau đó nước Trung Quốc chi làm 3 nước: Ngụy  - Thục – Ngô gọi là thời Tam Quốc. Ông sống ở Kim thành thuộc nước Ngụy nhưng hành đạo thì khắp mọi miền

Trong lịch sử y học Trung Quốc ông được xếp vào hàng Thần Y. Bệnh nhân của ông có nhiều người rất nổi tiếng được ông chữa bệnh như ông Thái Thú Quảng Lãng tên là Trần Đăng bị bệnh ký sinh trùng ruột (sán lá), ông Châu Thới bị bệnh lị, ông Quang Võ bị viêm cơ xương do trúng tên độc. Nhưng nổi tiếng hơn cả chính là Tào Tháo, thừa tướng nước Ngụy với chứng bệnh nhức đầu kinh niên. Với chứng bệnh này lúc đầu ông dùng phép châm cứu chữa trị gần dứt hẳn nhưng sau đó vì Tào Tháo phải đi chinh chiến nhiều năm sau bệnh lại tái phát nặng hơn. Ông Hoa Đà đã đề nghị với Tào Tháo một phương pháp điều trị táo bạo đó là giải phẫu lấy khối u ở trong đầu. Tào Tháo không tin và cho rằng Hoa Đà cố ý hại ông nên bắt Hoa Đà giam vào ngục thất nhục hình cho đến chết.

Lúc còn sống ngoài chuyện đi đây đó để chữa bệnh cho bá tánh ông còn viết rất nhiều sách y học để lại hậu thế tuy nhiên không hiểu vì sao bị thất lạc. Hiện nay có lưu truyền bộ Hoa Đà Thần Y Bí Truyền người ta cho rằng do các học trò của ông ghi lại.

Tào Tháo hồi nhỏ còn có tên là Tao A Man tự là Mạch Đức người Tiêu Quận nước Bái (cùng xứ với Hoa Đà) sinh năm 155. Cha là Tào Tung dòng họ Hạ Hầu nhưng làm con nuôi của quan Thường Thị Tào Tham nên mới đổi ra họ Tào. Năm 20 tuổi Tháo đã làm quan Hiếu Liêm sau lên chức Hiệu uy thấy Đổng Trác chuyên quyền áp chế vua tôi nhà Hán nên chống lại bằng âm mưu giết Đổng Trác. Việc không thành phải chạy trốn. Về sau cùng các quan lại khác khởi nghĩa và tiêu diệt được Đổng Trác. Thế lực họ Tào càng ngày càng mạnh. Chẳng bao lâu sau ông trở thành thừa tướng của nhà Hán cai quản nước Ngụy. Khi có quyền lực trong tay ông cũng áp bức vua tôi nhà Hán không khác gì bọn Hoạn Quan, bọn Đổng Trác. Ông mất vào năm Kiến An 25 (tức năm 220 sau tây lịch) thọ 66 tuổi. Từ năm 40 tuổi Tào Tháo phải khổ sở vì chứng nhức đầu dai dẳng. Bệnh lý của Tào Tháo có thể tóm tắt như sau: Ông có các cơn

nhức đầu kéo dài xảy ra từ năm 40 tuổi cơn đau tăng dần điều trị với rất nhiều thầy thuốc mà không khỏi. Đêm nằm ngủ thường giật mình. Hay nằm mơ thường là những giấc mơ dữ như thấy ma quỷ, thấy cung điện bị đốt cháy hay bị sụp đổ. Thuở nhỏ có thể ông có bị động kinh tuy nhiên sách Tam Quốc Chí thì cho rằng ông giả vờ bị động kinh để làm cho cha mình không tin vào lời nói của ông chú vốn ghét Tào Tháo. Sách Tam Quốc Chí diễn nghĩa của La Quán Trung bản dịch của Phan Kế Bính viết như sau:
“Tào Tháo lúc còn bé thích săn bắn và chơi bời lêu lổng, tính lại hay trí trá vặt. người chú không ưa Tháo nên mách với bố Tháo là Đào Tung để la rầy con. Tháo lấy việc đó làm hằn học với chú. Một hôm y nghĩa ra một kế. Đang vui chơi thấy chú mình đi qua bèn lăn đùng ra làm bộ như động kinh người chú báo lại với bố Tháo. Bố Tháo chạy ra xem thì thấy Tháo đang vui chơi như không có việc gì bèn mới hỏi Tháo: Con mới bị động kinh à! Tháo nói không và thưa thêm Chú con ghét con nên rủa con như thế đấy. Từ đó bố Tháo không còn tin vào em mình nữa”

Với lối diễn tả như trên cho thấy đúng Tào Tháo là đứa trẻ trí trá nhưng cũng cho biết Tào Tháo thỉnh thoảng có bị lên cơn động kinh. Với chứng nhức đầu này Tào Tháo đã chữa trị với nhiều thầy thuốc nổi danh như ông Cát Bình (ông này cũng bị Tào Tháo giết) ông Tả Từ dùng biện pháp cúng bái, thôi miên. Ông Quản Lộ (chuyên bói toán, bấm độn) đều không khỏi.

Lần đầu Hoa Đà được mời đến ông chữa trị bằng phép châm cứu bệnh thuyên giảm gần hết nhưng vì Tào Tháo phải điều binh đi đánh quân Thục ở phần Thành nên không được chữa chạy. Mấy năm sau bệnh đến hồi nặng ông lại cho mời Hoa Đà. Lần này Hoa Đà nói rằng: “Đại Vương nhức đầu bởi nhiễm độc tại óc, uống thuốc cũng uống mà thôi.Tôi có một phép này. Trước hết uống một thang Ma Phi Tán sau đó lấy búa bửa óc ra lấy hết chất độc trong óc thì mới chữa khỏi bệnh”

Với cách đặt vấn đề như trên ta có thể hiểu rằng Hoa Đà đã chẩn đoán bệnh của Tào Tháo là u não hoặc là ung não (abces) cho nên mới điều trị bằng phẫu thuật. Tuy nhiên vì cách điều trị này quá mới mẻ đối với thời bấy giờ nên Tào Tháo không tin và cho rằng Hoa Đà muốn hại mình như ông thầy thuốc Cát Bình trước đây nên sai tả hữu đem Hoa Đà bỏ vào ngục.

Nói về Hoa Đà trong thời gian giam trong ngục thực chất được một ông cai ngục họ Ngô (gọi là Ngô áp ngục) vốn đã nghe danh Thần Y này nên đối đãi rất tử tế, ngày

nào cũng mang cơm mang rượu cung phụng Hoa Đà. Vì cảm cái ơn ấy nên khi biết mình sắp bị giết ông bèn kêu cai ngục họ Ngô lên mà bảo rằng (sách Tam Quốc Chí diễn nghĩa trang 1098)

Ta nay sắp chết hiềm vì ta có một quyền Thanh Nan chưa truyền ra đến ngoài. Nay ta cầm cái bụng tử tế của ông không biết lấy gì báo được. Vậy nên ta viết cái thư này ông đem về nhà ta mà lấy quyển sách ấy đem về đây để ta tặng cho ông để ông nối cái nghiệp này cho ta.
Ngô áp ngục mừng rở nói rằng – nếu tôi được quyển sách ấy thì tôi bỏ ngay việc cai ngục này về học thuốc chữa bệnh cho thiên hạ để truyền cái đức của Tiên Sinh.
Họ Ngô mang thơ về tân Kim Thành hỏi vợ Hoa Đà để lấy quyển sách đẻm vô nhà ngục đưa cho Hoa Đà, Ông kiểm tra lại sắp xếp đâu vào đó rồi rặng cho Ngô áp ngục. Vị cai ngục họ Ngô mừng lắm đem về nhà cất bộ Thanh Nan ở một nơi kín đáo.
Mười ngày sau Hoa Đà chết. Họ Ngô mua áo quan về khâm niệm và chôn cất tử tế sau đó xin thôi việc canh ngục về nhà đem bộ sách ra học. Một hôm đi xa về thấy vợ đem quyển sách thuốc của Hoa Đà tặng ra đố. Họ Ngô thấy thế chạy lại giằng ra thì chỉ còn vài ba trang chưa cháy. Họ Ngô giận quá chửi mắng vợ, vợ nói ông phỏng có học giỏi như ông Hoa Đà thì cũng chết trong ngục mà thôi, lợi ích gì sách ấy mà giữ. Họ Ngô chủi bới than thở một hồi cũng thôi, bởi thế quyển Thanh Nan không được truyền được ra ngoài đời. Chỉ một vài trang còn sót đó là những trang ghi lại các thủ thuật nhỏ về ngoại khoa như thiến gà, thiến lợn này vẫn còn truyền lại trong nhân gian”.

Ngày đó nếu Tào Tháo không giết Hoa Đà có lẽ ngày nay nền y học Phương Đông có thêm nhiều tài liệu về các phương pháp trị liệu, các bài thuốc nhất là thủ thuật về ngoại khoa. Ngày đó nếu Tào Tháo chịu để cho Hoa Đà áp dụng thủ thuật thì có lẽ là lịch sử y học Trung Quốc và cả Thế Giới đã có một ca mổ sọ não vô cùng ngoạn mục xảy ra nào khoảng năm 208 sau công nguyên.

Nhưng dù gì đi nữa Hoa Đà cũng đã được xem là một trong những nhà phẫu thuật đầu tiên của Trung Quốc khi ông biết dùng loại thang thuốc “Ma Phi Tán” một loại thuốc tương tự thuốc gây mê ngày nay cho bệnh nhân uống để phẫu thuật các u nhọt ở vú, may các vết thương ở bụng. Sử sách cùng ghi lại ca phẫu thuật cho Quan Vân Trường khi ông này bị nhiễm độc cơ xương cánh tay do trúng tên độc bằng cách khoét bỏ mô hoại tử kèm theo nạo xương, một phương thức điều trị không khác mấy các nhà ngoại khoa này này khi tiến hành phẫu thuật điều trị viêm xương.



Ông Hoa Đà mất đi giới y học và nhân dân Trung Quốc bấy giờ mất đi thầy thuốc giỏi và đáng tiếc hơn hậu thế mất đi những tư liệu những bài thuốc chữa bệnh hay mà ngày nay người ta không biết lý do tại sao có sự thất truyền như thế chính vì lý do đó mà giả thuyết của nhà văn La Quán Trung nêu lên – Vợ của Ngô áp ngục đốt – cùng củng cố cho lý do của sự thất truyền nói trên một sự thất truyền hy hữu!!!.