Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

CÁI CHẾT CỦA THẦN Y HOA ĐÀ VÀ BỆNH LÝ NHỨC ĐẦU CỦA TÀO THÁO


CÁI CHẾT CỦA THẦN Y HOA ĐÀ
VÀ BỆNH LÝ NHỨC ĐẦU CỦA TÀO THÁO

                                                                                                      BS Thu Phan  

Hoa Đà tự là Nguyện Hóa, người Tiêu Quận, Tỉnh An Huy (thuộc nước Bái). Ông sinh năm 141 (có tài liệu nói khác hơn) và mất năm 208 sau công nguyên. Ông sinh ra và lớn lên vào thời hậu Hán, lúc nhà Hán suy vong giặc giả khắp nơi sau đó nước Trung Quốc chi làm 3 nước: Ngụy  - Thục – Ngô gọi là thời Tam Quốc. Ông sống ở Kim thành thuộc nước Ngụy nhưng hành đạo thì khắp mọi miền

Trong lịch sử y học Trung Quốc ông được xếp vào hàng Thần Y. Bệnh nhân của ông có nhiều người rất nổi tiếng được ông chữa bệnh như ông Thái Thú Quảng Lãng tên là Trần Đăng bị bệnh ký sinh trùng ruột (sán lá), ông Châu Thới bị bệnh lị, ông Quang Võ bị viêm cơ xương do trúng tên độc. Nhưng nổi tiếng hơn cả chính là Tào Tháo, thừa tướng nước Ngụy với chứng bệnh nhức đầu kinh niên. Với chứng bệnh này lúc đầu ông dùng phép châm cứu chữa trị gần dứt hẳn nhưng sau đó vì Tào Tháo phải đi chinh chiến nhiều năm sau bệnh lại tái phát nặng hơn. Ông Hoa Đà đã đề nghị với Tào Tháo một phương pháp điều trị táo bạo đó là giải phẫu lấy khối u ở trong đầu. Tào Tháo không tin và cho rằng Hoa Đà cố ý hại ông nên bắt Hoa Đà giam vào ngục thất nhục hình cho đến chết.

Lúc còn sống ngoài chuyện đi đây đó để chữa bệnh cho bá tánh ông còn viết rất nhiều sách y học để lại hậu thế tuy nhiên không hiểu vì sao bị thất lạc. Hiện nay có lưu truyền bộ Hoa Đà Thần Y Bí Truyền người ta cho rằng do các học trò của ông ghi lại.

Tào Tháo hồi nhỏ còn có tên là Tao A Man tự là Mạch Đức người Tiêu Quận nước Bái (cùng xứ với Hoa Đà) sinh năm 155. Cha là Tào Tung dòng họ Hạ Hầu nhưng làm con nuôi của quan Thường Thị Tào Tham nên mới đổi ra họ Tào. Năm 20 tuổi Tháo đã làm quan Hiếu Liêm sau lên chức Hiệu uy thấy Đổng Trác chuyên quyền áp chế vua tôi nhà Hán nên chống lại bằng âm mưu giết Đổng Trác. Việc không thành phải chạy trốn. Về sau cùng các quan lại khác khởi nghĩa và tiêu diệt được Đổng Trác. Thế lực họ Tào càng ngày càng mạnh. Chẳng bao lâu sau ông trở thành thừa tướng của nhà Hán cai quản nước Ngụy. Khi có quyền lực trong tay ông cũng áp bức vua tôi nhà Hán không khác gì bọn Hoạn Quan, bọn Đổng Trác. Ông mất vào năm Kiến An 25 (tức năm 220 sau tây lịch) thọ 66 tuổi. Từ năm 40 tuổi Tào Tháo phải khổ sở vì chứng nhức đầu dai dẳng. Bệnh lý của Tào Tháo có thể tóm tắt như sau: Ông có các cơn

nhức đầu kéo dài xảy ra từ năm 40 tuổi cơn đau tăng dần điều trị với rất nhiều thầy thuốc mà không khỏi. Đêm nằm ngủ thường giật mình. Hay nằm mơ thường là những giấc mơ dữ như thấy ma quỷ, thấy cung điện bị đốt cháy hay bị sụp đổ. Thuở nhỏ có thể ông có bị động kinh tuy nhiên sách Tam Quốc Chí thì cho rằng ông giả vờ bị động kinh để làm cho cha mình không tin vào lời nói của ông chú vốn ghét Tào Tháo. Sách Tam Quốc Chí diễn nghĩa của La Quán Trung bản dịch của Phan Kế Bính viết như sau:
“Tào Tháo lúc còn bé thích săn bắn và chơi bời lêu lổng, tính lại hay trí trá vặt. người chú không ưa Tháo nên mách với bố Tháo là Đào Tung để la rầy con. Tháo lấy việc đó làm hằn học với chú. Một hôm y nghĩa ra một kế. Đang vui chơi thấy chú mình đi qua bèn lăn đùng ra làm bộ như động kinh người chú báo lại với bố Tháo. Bố Tháo chạy ra xem thì thấy Tháo đang vui chơi như không có việc gì bèn mới hỏi Tháo: Con mới bị động kinh à! Tháo nói không và thưa thêm Chú con ghét con nên rủa con như thế đấy. Từ đó bố Tháo không còn tin vào em mình nữa”

Với lối diễn tả như trên cho thấy đúng Tào Tháo là đứa trẻ trí trá nhưng cũng cho biết Tào Tháo thỉnh thoảng có bị lên cơn động kinh. Với chứng nhức đầu này Tào Tháo đã chữa trị với nhiều thầy thuốc nổi danh như ông Cát Bình (ông này cũng bị Tào Tháo giết) ông Tả Từ dùng biện pháp cúng bái, thôi miên. Ông Quản Lộ (chuyên bói toán, bấm độn) đều không khỏi.

Lần đầu Hoa Đà được mời đến ông chữa trị bằng phép châm cứu bệnh thuyên giảm gần hết nhưng vì Tào Tháo phải điều binh đi đánh quân Thục ở phần Thành nên không được chữa chạy. Mấy năm sau bệnh đến hồi nặng ông lại cho mời Hoa Đà. Lần này Hoa Đà nói rằng: “Đại Vương nhức đầu bởi nhiễm độc tại óc, uống thuốc cũng uống mà thôi.Tôi có một phép này. Trước hết uống một thang Ma Phi Tán sau đó lấy búa bửa óc ra lấy hết chất độc trong óc thì mới chữa khỏi bệnh”

Với cách đặt vấn đề như trên ta có thể hiểu rằng Hoa Đà đã chẩn đoán bệnh của Tào Tháo là u não hoặc là ung não (abces) cho nên mới điều trị bằng phẫu thuật. Tuy nhiên vì cách điều trị này quá mới mẻ đối với thời bấy giờ nên Tào Tháo không tin và cho rằng Hoa Đà muốn hại mình như ông thầy thuốc Cát Bình trước đây nên sai tả hữu đem Hoa Đà bỏ vào ngục.

Nói về Hoa Đà trong thời gian giam trong ngục thực chất được một ông cai ngục họ Ngô (gọi là Ngô áp ngục) vốn đã nghe danh Thần Y này nên đối đãi rất tử tế, ngày

nào cũng mang cơm mang rượu cung phụng Hoa Đà. Vì cảm cái ơn ấy nên khi biết mình sắp bị giết ông bèn kêu cai ngục họ Ngô lên mà bảo rằng (sách Tam Quốc Chí diễn nghĩa trang 1098)

Ta nay sắp chết hiềm vì ta có một quyền Thanh Nan chưa truyền ra đến ngoài. Nay ta cầm cái bụng tử tế của ông không biết lấy gì báo được. Vậy nên ta viết cái thư này ông đem về nhà ta mà lấy quyển sách ấy đem về đây để ta tặng cho ông để ông nối cái nghiệp này cho ta.
Ngô áp ngục mừng rở nói rằng – nếu tôi được quyển sách ấy thì tôi bỏ ngay việc cai ngục này về học thuốc chữa bệnh cho thiên hạ để truyền cái đức của Tiên Sinh.
Họ Ngô mang thơ về tân Kim Thành hỏi vợ Hoa Đà để lấy quyển sách đẻm vô nhà ngục đưa cho Hoa Đà, Ông kiểm tra lại sắp xếp đâu vào đó rồi rặng cho Ngô áp ngục. Vị cai ngục họ Ngô mừng lắm đem về nhà cất bộ Thanh Nan ở một nơi kín đáo.
Mười ngày sau Hoa Đà chết. Họ Ngô mua áo quan về khâm niệm và chôn cất tử tế sau đó xin thôi việc canh ngục về nhà đem bộ sách ra học. Một hôm đi xa về thấy vợ đem quyển sách thuốc của Hoa Đà tặng ra đố. Họ Ngô thấy thế chạy lại giằng ra thì chỉ còn vài ba trang chưa cháy. Họ Ngô giận quá chửi mắng vợ, vợ nói ông phỏng có học giỏi như ông Hoa Đà thì cũng chết trong ngục mà thôi, lợi ích gì sách ấy mà giữ. Họ Ngô chủi bới than thở một hồi cũng thôi, bởi thế quyển Thanh Nan không được truyền được ra ngoài đời. Chỉ một vài trang còn sót đó là những trang ghi lại các thủ thuật nhỏ về ngoại khoa như thiến gà, thiến lợn này vẫn còn truyền lại trong nhân gian”.

Ngày đó nếu Tào Tháo không giết Hoa Đà có lẽ ngày nay nền y học Phương Đông có thêm nhiều tài liệu về các phương pháp trị liệu, các bài thuốc nhất là thủ thuật về ngoại khoa. Ngày đó nếu Tào Tháo chịu để cho Hoa Đà áp dụng thủ thuật thì có lẽ là lịch sử y học Trung Quốc và cả Thế Giới đã có một ca mổ sọ não vô cùng ngoạn mục xảy ra nào khoảng năm 208 sau công nguyên.

Nhưng dù gì đi nữa Hoa Đà cũng đã được xem là một trong những nhà phẫu thuật đầu tiên của Trung Quốc khi ông biết dùng loại thang thuốc “Ma Phi Tán” một loại thuốc tương tự thuốc gây mê ngày nay cho bệnh nhân uống để phẫu thuật các u nhọt ở vú, may các vết thương ở bụng. Sử sách cùng ghi lại ca phẫu thuật cho Quan Vân Trường khi ông này bị nhiễm độc cơ xương cánh tay do trúng tên độc bằng cách khoét bỏ mô hoại tử kèm theo nạo xương, một phương thức điều trị không khác mấy các nhà ngoại khoa này này khi tiến hành phẫu thuật điều trị viêm xương.



Ông Hoa Đà mất đi giới y học và nhân dân Trung Quốc bấy giờ mất đi thầy thuốc giỏi và đáng tiếc hơn hậu thế mất đi những tư liệu những bài thuốc chữa bệnh hay mà ngày nay người ta không biết lý do tại sao có sự thất truyền như thế chính vì lý do đó mà giả thuyết của nhà văn La Quán Trung nêu lên – Vợ của Ngô áp ngục đốt – cùng củng cố cho lý do của sự thất truyền nói trên một sự thất truyền hy hữu!!!.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét