Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

Y Thuật và Y Dược của người thầy thuốc trong tiểu thuyết Kim Dung


Y Thuật và Y Dược của người thầy thuốctrong tiểu thuyết Kim Dung

                                                                                        Thu Phan

Người hành hiệp trên giang hồ có cuộc sống của một chiến binh có nghĩa là trong cuộc đời của họ luôn đối mặt với thương tích, bệnh tật và cả cái chết. Trong giao đấu, họ có thể bị đâm một nhát kiếm thủng bụng, hay một chưởng dập phổi. Trong khi đi chơi cũng có thể bị một ám khí lấy mất mạng. Thậm chí lúc ăn, lúc ngủ cũng có thể bị ám toàn bằng độc chất. Bởi thế cho nên trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung luôn có hình ảnh của người thầy thuốc. Đó có thể là vị chưởng môn của một môn phái, cũng có thể là một người luyện võ đã thành danh kèm thêm ngón nghề chữa bệnh để tự cứu mình, cứu bạn bè hay đệ tử của mình. Nhưng người thầy thuốc nổi bật nhất trong các tiểu thuyết của Kim Dung chính là thần y Bình Nhất Chỉ trong kho tiểu thuyết “Tiếu ngạo giang hồ” và tiên y Hồ Thanh Ngưu trong “Ỷ thiên đồ long ký”.

Tại Việt Nam, người được mệnh danh là nhà Kim Dung học là nhà văn Vũ Đức Sao Biển. Khi viết bình luận về các nhân vật trong tiểu thuyết Kim Dung đã đề cập đến người thầy thuốc mang tên Bình Nhất Chỉ, với danh xưng “Sát nhân danh y”. Theo tôi, đây là vị thầy thuốc tài ba về y thuật, đơn cử chỉ cần cầm tay bắt mạch là biết ngay anh chàng Lệnh Hồ Xung bị bảy luồng chân khí dị chủng hành hạ, nhưng quái đản về y đức, cứu một người thì phải giết ngay một người. Tuy nhiên đây cũng là một vị Thầy thuốc đầy trách nhiệm và vô cùng tự trọng nghề nghiệp. Bằng chứng là khi không chữa được bệnh cho Lệnh Hồ Xung ông đã không ngần ngại vặn đứt kinh mạch của mình để tự sát.

Đọc “Kim Dung giữa đời tôi” quyển trung, chương 17 ta mới thấy rõ sự hứng thú cao độ của nhà văn, nhà giáo, nhà viết nhạc kiêm luật sư Vũ Đức Sao Biển. Riêng tôi, tôi thích thú hơn về một nhân vật có một nổi đam mê nghề nghiệp vô tận, có một nghệ thuật chữa bệnh uyên bác và trên hết là một tình yêu vô cùng thủy chung. Đó chính là tiên y Hồ Thanh Ngưu trong bộ Ỷ thiên đồ long ký.

Hồ Thanh Ngưu hồi còn trẻ đã gia nhập Minh giáo học võ nghệ nhưng lại chuyên nghiên cứu về y thuật. Ông một đời say mê y thuật. Nhiều bệnh ngỡ là bó tay đến ông đều chữa khỏi. Sở trường của ông là điều trị những bệnh trúng độc chất. Người đời

tôn ông là Y tiên. Chữa bệnh đạt đến chữ “Tiên” tức là đã đạt đến chỗ tuyệt diệu của y thuật. Ông kết bạn trăm năm với sư muội của mình tên Vương Nạn Cô. Vị cô nương này ngoài võ thuật lại đam mê nghiên cứu độc thuật. Chẳng bao lâu tài nghệ sử dụng độc chất của Nạn Cô thần diệu vô song. Trên đời chẳng ai bì kịp vượt cả thầy dạy mình.Vì thế người đời tặng cho danh hiệu “Độc tiên”. Sử dụng độc chất mà được tôn xưng là tiên thì quả thật hiếm có. Cả hai người sau khi nên vợ thành chồng sống ở một thung lũng có nhiều hoa và đặc biệt  có vô số các loại bướm nên thung lũng này gọi là Hồ Điệp Cốc. Họ rất yêu nhau. Hồ Thanh Ngưu vốn tính rất chiều chuộng sư muội cũng là vợ mình, không bao giờ dám làm phật ý nàng. Nhưng bi kịch của cuộc đời chính là sự trái ngành nghề của nhau. Vương Nạn Cô chuyên hạ độc còn Hồ Thanh Ngưu thì làm công việc ngược lại, chuyên cứu sống cho những người bị trúng độc. Tài phóng độc của Vương Nạn Cô đã đến mức thần sầu do đó, người lâm nạn nếu không được Tiên y cứu chữa thì chỉ có chết. Với y thuật cao minh và tính đam mê  nghề nghiệp nên hầu hết các nạn nhân của Độc tiên đều được Y tiên chữa khỏi. Lâu dần tạo nên mâu thuẫn giữa hai người. Người vợ tự ái cho rằng như thế Y tiên giỏi hơn Độc tiên nên Nạn Cô rời khỏi Hồ Điệp Cốc đồng nghĩa với rời bỏ Hồ Thanh Ngưu để hành hiệp một mình và trau dồi độc thuật với rời bỏ Hồ Thanh Ngưu để hành hiệp một mình và trau dồi độc thuật. Vì quá yêu vợ và sợ người mình yêu giận hờn, tự ái nên Hồ Thanh Ngưu quyết không chữa cho những ai bị vợ mình hạ độc. Nhưng trời cao đất dày trên đời biết ai là kẻ do vợ mình hạ độc và ai là kẻ bị người khác hạ độc để mà tránh thì thật vô cùng khó khăn. Vì thế ông lập trọng thể “Hễ người nào không ở trong Minh giáo thì dù thấy chết cũng không cứu chữa”. Vì ông cho rằng Nạn Cô là người Minh giáo thì sẽ không hại người cùng giáo phái. Như thế ắt tránh khỏi làm mếch lòng người mình yêu. Và kể từ đó ông có biệt danh “Kiến tử bất cứu” Thấy người đang hấp hối mà không cứu chỉ áp dụng cho người ngoài Minh giáo. Mặc dù cẩn thận như thế nhưng Hồ Thanh Ngưu vẫn đôi lần bị hố vì tài hạ độc của hiền thê quá thần diệu vô hình vô tướng nên Hồ Thanh Ngưu không biết là do vợ mình, cứ dày công nghiên cứu chữa trị cho kỳ hết và vì thế tình phu thê càng ngày càng tổn hại. Cũng vì lời thề không chữa cho người ngoài Minh giáo nên Hồ Thanh Ngưu đã gặp một tai họa khủng khiếp. Một ngày nọ có hai vợ chồng là chủ nhân đảo Linh Xà ngoài Đông Hải. Người chồng chính là Ngân Diệp tiên sinh và người vợ là Kim Hoa bà bà tìm đến Hồ Điệp Cốc với lễ vật chu đáo mong được chữa trị vì cả hai đều trúng độc chưỡng. Hồ Thanh Ngưu xem bệnh và đoán trúng phóc bệnh lý hai người. “Hai vị trúng độc không giống nhau. Lão Đảo chủ thì không thuốc gì chữa nổi song vẫn sống vài năm nữa. Lão phụ nhân trúng độc không sâu nên có thể dùng nội lực bản thân tự hóa giải”. Biết là biết rõ như thế nhưng không chịu chữa vì là người ngoài Minh giáo. Quả nhiên

hai năm sau lão đảo chủ tạ thế còn lão phu nhân tức Kim Hoa bà bà khỏi bệnh để rồi một ngày kia tìm đến Hồ Điệp Cốc trả thù vô cùng độc ác.
Cũng nên biết thêm Hồ Thanh Ngưu chính là người thầy dạy y thuật cho Trương Võ Kỵ và cũng đồng thời giúp Vô Kỵ kéo dài cuộc sống cho đến khi có cơ duyên luyện được Cửu dương thần công để tự chữa lành nội thương cũng như đẩy được Huyền Minh thần chưởng ra khỏi kinh mạch.

Về chuyện Hồ Thanh Ngưu chữa trị cho Trương Vô Kỵ cũng là một tình cờ thú vị. Trương Vô Kỵ vốn là cháu ngoại của Thiên Ưng giáo chủ Hân Thiên Chính là một giáo phái tách ra từ Minh Giáo nhưng lại là người của Võ Đang được Thường Ngộ Xuân một người Minh Giáo vì chịu ơn của trưởng môn phái Võ Đang Trương Tam Phong nên tình nguyện đưa Vô Kỵ đến Điệp Cốc cầu cứu Hồ Thanh Ngưu xin được chữa trị. Lúc đầu, Hồ Thanh Ngưu không chịu chữa trị nhưng khi biết Vô Kỵ trúng Huyền Minh thần chưởng rất hiếm thấy trên giang hồ làm kích thích tò mò của tiên y muốn thử tài nghệ của mình có kéo dài mạng sống bệnh nhân quá hai năm không? Ngoài ra nhờ tính khí khái ngay thẳng kèm theo sự thông minh tuyệt đỉnh của Vô Kỵ mà Hồ Thanh Ngưu đã không những toàn tâm toàn ý chữa trị cho Vô Kỵ mà còn truyền đạt tất cả các kiến thức về y lý của mình cho người bệnh trẻ tuổi này. Và khi bị Kim Hoa bà bà truy sát, Hồ Thành Ngưu đã không ngần ngại trao hết sách vở y thuật với mong ước Vô Kỵ thay mình truyền lại cho đời.

Mặc dù khéo léo ngụy trang cho cuộc chạy trốn bằng hai ngội mộ nơi Hồ Điệp Cốc. Nhưng cuối cùng hai vợ chồng Hồ Thanh Ngưu và Vương Nạn Cô đã chết thảm dưới tay của Kim Hoa bà bà. Có một điều an ủi là trong lúc sống có những chuyện xích mích làm hai người không bằng lòng nhau nhưng trong hoạn nạn, họ cùng nhau đối phó với kẻ thù cho đến chết. Điều đó nói lên tình yêu thủy chung giữa hai người và cũng biện luận được vấn đề “kiến tử bất cứu” như Hồ Thanh Ngưu đã từng nói với Trương Vô Kỵ “ta biết rằng vì không chịu trị thương giải độc mà đã chuốc lấy không ít oán thù, nhưng tình phu thê sâu nặng ta không thể vì người ngoài mà làm cho tình nghĩa đó bị tổn thương”.

Ôi cao đẹp thay cho những ai có được một mối tình thủy chung đến thế, nhưng oái ăm thay cái giá của sự thủy chung này là cái chết của hai người. Cho dù cả hai đã chuẩn bị một cuộc đào tẩu khi biết tin Kim Hoa bà bà sẽ tìm đến để trả thù. Mặc dù cả hai đã ngụy trang khéo léo cho chuyến ra đi kể cả việc tạo dựng hai ngôi mộ giả nơi Hồ Điệp


Cốc, nhưng cái chết vẫn đến với hai vợ chồng họ vì kẻ thủ ác quá tinh khôn và vô cùng độc ác.

Mấy ngày sau trên đường đến Quang Minh đỉnh để tìm cha cho Dương Bất Hối theo lời trăn trối của Kỷ Hiểu Phù. Trương Vô Kỵ đã nhận ra hai xác chết treo trên một cành cây trong một khu rừng không xa Điệp Cốc là bao, không ai khác hơn chính là xác của đôi vợ chồng Y tiên Hồ Thanh Ngưu và Độc tiên Vương Nạn Cô đã làm dấu chấm hết cho một mối tình đẹp nhưng bi thảm!

2 nhận xét:

  1. bác ơi,bác di nước ngoài rồi hả,đang muốn tìm bác phá cái sẹo lồi,bác có về VN nưa không, giờ ko biết chổ nào để phá sẹo,bác chỉ giúp cháu với,bác liên hệ nguyenkimkha@htejsc.com dùm cháu dc ko

    Trả lờiXóa